Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Truyền hai lít máu cứu bé trai tái sốc sốt xuất huyết

Bé trai 13 tuổi, ở Trà Vinh, sốc sốt xuất huyết hai lần, biến chứng suy đa cơ quan, chảy máu tiêu hóa, tràn dịch màng phổi đã qua cơn nguy kịch nhờ được cấp cứu kịp thời và truyền hơn 2 lít máu và chế phẩm máu. 

Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

Các bác sĩ thăm khám khi bệnh nhi suy gan, suy hô hấp.

Sau khi nhập viện, bệnh nhi được điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hồi sức tích cực như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục..

Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc cho biết sốc sốt xuất huyết diễn tiến phức tạp rất nhanh. Bé trai tái sốc, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, suy hô hấp nặng dần. Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho bé thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực. Bé được truyền hơn 2 lít máu và chế phẩm máu (khối hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh, tiểu cầu) để xử lý tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng.

Bệnh nhi tái sốc sốt xuất huyết đã được truyền hơn 2 lít máu và chế phẩm máu (khối hồng cầu, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh, tiểu cầu) để xử lý tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng.

“Đây là trường hợp đặc biệt nguy kịch, lượng huyết tương trong máu thất thoát nhiều, kéo dài, albumin máu giảm. May mắn bé đáp ứng cấp cứu, điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời, nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan”, bác sĩ Thy nói.

Hiện tại, sau một tuần nỗ lực cứu chữa, bé trai đã tỉnh táo, cai máy thở, chức năng gan phục hồi tốt.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên lơ là và phải luôn chủ động phòng chống bệnh, đồng thời phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời khi nghi ngờ sốt xuất huyết.

Nếu trẻ sốt cao trên hai ngày, quấy khóc, bứt rứt, lăn trở, khó chịu hoặc li bì, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Nếu để sang ngày thứ 4, thứ 5 bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết thì sẽ nguy hiểm tính mạng.

(Theo Vnexpress và BV Nhi đồng Thành phố), Ảnh: BV cung cấp

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan