Lưu ý ăn uống trong dịp Tết
Trong dịp Tết, hầu hết mọi người đều nghỉ ngơi nhiều, thời gian vận động giảm nên mức độ tiêu hao năng lượng ít hơn so với ngày thường. Trong khi đó, năng lượng cung cấp lại tăng. Theo truyền thống của người dân Việt Nam, các gia đình thường chuẩn bị khá nhiều thực phẩm, chế biến nhiều món ngon có năng lượng cao, nhiều đạm động vật, nhiều đường, nhiều chất béo, ít rau xanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng cân trong thời gian này. Vì vậy, chúng ta rất cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình. Sau đây, ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ chia sẻ về những lưu ý ăn uống trong dịp Tết:
Lưu ý ăn uống trong dịp Tết:
Cần phải duy trì đủ 3 bữa chính trong ngày, không nên bỏ bữa sáng. Ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm chất, ăn cân đối dinh dưỡng giữa các bữa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với những người có bệnh về chuyển hóa như đái tháo đường nên lưu ý duy trì bữa ăn điều độ đúng giờ, nếu ăn bánh chưng thì chỉ nên ăn miếng nhỏ và không ăn thêm cơm hay các món chứa tinh bột khác, tăng cường rau xanh, hoa quả nhóm ít đường, hạn chế ăn bánh, mứt kẹo để duy trì tốt lượng đường trong máu.
Với những bệnh nhân có tiền sử tim mạch, huyết áp nên tránh các món có nhiều dầu mỡ, các món có nhiều muối như các món kho mặn, dưa muối, hay thịt xông khói…, nói không hoặc hạn chế tối đa đồ uống chứa cồn.
Với những người có tiền sử bệnh gout: tránh rượu bia, hải sản, các món nhiều đạm…, nên ăn nhiều thưc phẩm có chứa Vitamin C, uống nhiều nước.
Với người có các bệnh như suy thận cần lưu ý lượng đạm trong bữa ăn, tránh ăn quá nhiều cac món bổ dưỡng, nhiều muối…
Với người cao tuổi tránh ăn quá no, hạn chế ăn nhiều món cao đạm sẽ gây khó tiêu, tránh ăn những thức ăn quá cứng, không uống rượu bia hay đồ uống quá lạnh.
Với trẻ nhỏ cần cho trẻ ăn đủ, đúng bữa, đảm bảo các nhóm chất, hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Lưu ý khi uống rượu bia
Đối với nam giới, khi đi chúc Tết rất khó tránh khỏi phải uống rượu bia, hãy lưu ý không nên uống quá hai đơn vị cồn / ngày đối với nam và 1 đơn vị cồn/ ngày với nữ, không uống quá 5 ngày/ tuần. 1 đơn vị cồn tương đương khoảng ¾ lon bia 330ml, tương đương 1 cốc bia hơi hay 1 ly rượu vang, hoặc 1 ly rượu mạnh 30ml (40%).
Bạn nên ăn một chút trước khi uống rượu, như một lát bánh mì nhỏ, một bát canh, hoặc soup…
Nếu như bạn đã lỡ phải uống nhiều rượu, bạn nên uống nhiều nước giúp lượng cồn trong máu loãng; ngoài ra, bạn có thể ăn đậu xanh nguyên vỏ được hầm nhừ (ăn, uống cả nước lẫn cái); ăn một bát cháo loãng. Bên cạnh đó, nước ép cà chua có thể giúp thúc đẩy quá trình phân hủy chất cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Trà xanh có nhiều tanic cũng có khả năng khử cồn nên uống một cốc trà xanh pha đặc cũng có tác dụng giải ngộ độc rượu.
ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế
Viện Huyết học – Truyền máu TW
Bài viết liên quan
Người bệnh tiểu đường nên ăn uống và tập luyện như thế nào?
30 Tháng Năm, 2020Bệnh tiểu đường thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Tiểu đường ảnh hưởng…
Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
29 Tháng Năm, 2020Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu máu gây ra…
Tác hại của mỡ máu cao và các biện pháp hạn chế tăng mỡ máu
17 Tháng Sáu, 2020Mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Mỡ máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến hệ…
Người bệnh tan máu bẩm sinh nên ăn uống như thế nào?
03 Tháng Sáu, 2020Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm…