Lần đầu tiên xét nghiệm HLA thành công với mẫu bệnh phẩm phôi
Từ trước đến nay, việc định typ HLA của người cho để so sánh với người nhận nhằm tìm nguồn tế bào gốc phục vụ ghép đã được tiến hành thường quy tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và các mẫu bệnh phẩm thường là máu dây rốn, máu ngoại vi, tế bào ối…
Tuy nhiên, mới đây, lần đầu tiên tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam đã thực hiện thành công kỹ thuật xét nghiệm HLA phôi (được thụ tinh nhân tạo).
Các cặp vợ chồng đã có con bị bệnh Tan máu bẩm sinh nếu lựa chọn phương pháp chẩn đoán trước chuyển phôi sẽ được tiến hành thụ tinh nhân tạo tại các cơ sở sản khoa. Từ các phôi được hình thành sẽ thực hiện xét nghiệm nhằm 2 mục đích: xác định phôi có mang bệnh không và phôi có phù hợp HLA với anh/chị bị bệnh không để sau khi em bé ra đời sẽ có kế hoạch lưu trữ máu dây rốn phục vụ ghép tế bào gốc.
Tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện
Xét nghiệm HLA trên tế bào phôi thực sự là một bước đột phá. Nếu như xét nghiệm HLA tế bào ối nhằm xác định được mức độ hòa hợp HLA của “người em” với anh/chị cần ghép tế bào gốc khi em bé chưa ra đời thì xét nghiệm HLA phôi giúp tìm kiếm tế bào gốc phù hợp với bệnh nhân trước cả khi mang thai. Xét nghiệm sẽ giúp gia đình có con bị bệnh lựa chọn được phôi để sinh ra đứa trẻ vừa không mang bệnh, vừa có thể hiến tế bào gốc máu dây rốn cho anh/chị của mình.
Nếu thụ tinh nhân tạo thành công thì bà mẹ không phải hồi hộp chờ đợi đến tận khi thai được khoảng 16 tuần tuổi trở lên mới tiến hành chọc ối, xét nghiệm, lúc này vừa có thể ảnh hưởng tới thai nhi, vừa có khả năng phải đình chỉ thai nghén nếu thai bị bệnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ cũng như của gia đình. Và khi đó cũng có thể xảy ra trường hợp thai nhi không bị bệnh nhưng lại không phù hợp HLA với anh (chị) mình.
Theo GS. TS. Nguyễn Anh Trí: “Việc thực hiện các xét nghiệm này là một sự sáng tạo của các cán bộ của Viện, vừa giúp bà mẹ không phải đình chỉ thai nghén và còn mở ra cơ hội không chỉ đối với bệnh nhân Thalassemia mà còn đối với nhiều bệnh khác”.
Trương Hằng (theo suckhoedoisong.vn)
Bài viết liên quan
Ghép tế bào gốc tạo máu có thể điều trị những bệnh lý nào?
24 Tháng Ba, 2021Viện Huyết học – Truyền máu TW là một trong các cơ sở uy tín hàng đầu trên toàn quốc về tế bào gốc với các mảng hoạt động chính:…
Chi phí ghép tế bào gốc
30 Tháng Ba, 2021Ghép tế bào gốc tạo máu/ghép tủy có thể coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị tối ưu giúp nhiều bệnh nhân mắc…
Chi phí xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
05 Tháng Năm, 2021Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…
Chi phí xét nghiệm máu tổng quát
14 Tháng Mười Hai, 2020Lợi ích của việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm máu tổng quát là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam…