Hiến tiểu cầu – bạn có biết?
Bên cạnh hiến máu, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc hiến tiểu cầu. Vậy hình thức này có khác gì so với hiến máu toàn phần và điều kiện như thế nào. Mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây.
Các hình thức hiến máu
- Có 2 hình thức hiến máu là hiến máu toàn phần và hiến thành phần máu (hiến một thành phần trong máu như tiểu cầu, huyết tương).
- Ở nhiều nước trên thế giới, việc hiến huyết tương khá phổ biến.
- Ở Việt Nam, hiến thành phần máu chủ yếu là hiến tiểu cầu.
Chức năng và đời sống của tiểu cầu
Máu gồm có nhiều thành phần, mỗi thành phần có đời sống và chức năng nhất định.
- Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxi từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic từ các mô tới phổi để đào thải. Hồng cầu có đời sống trung bình là 120 ngày.
- Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Đời sống của bạch cầu từ 01 tuần đến vài tháng.
- Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia quá trình đông cầm máu, có đời sống chỉ khoảng 7 – 10 ngày.
Khối tiểu cầu là gì?
- Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu để truyền cho người bệnh có tình trạng xuất huyết do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu.
- Khối tiểu cầu có thời hạn sử dụng 3 – 5 ngày.
- Chính vì vậy, cần thường xuyên có người hiến tiểu cầu để đảm bảo đáp ứng thường xuyên, vào tất cả các thời điểm cho điều trị với chế phẩm này.
Điều kiện hiến tiểu cầu
- Có cân nặng từ 50 kg trở lên;
- Đã từng hiến máu tại các địa điểm do Viện tiếp nhận;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe: huyết áp, lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu… (được khám, xét nghiệm trước);
- Kích thước tĩnh mạch phù hợp;
- Đã hiến máu trước đó 12 tuần hoặc đã hiến tiểu cầu trước đó 3 tuần;
- Có chứng minh thư/căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác hợp lệ.
Khác nhau giữa hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu
-
-
Về cách thức hiến:
-
- Hiến máu toàn phần là toàn bộ máu hiến sẽ được lấy vào một túi trữ có đựng sẵn chất chống đông và bảo quản. Sau đó, từ máu toàn phần mới được điều chế thành các chế phẩm máu khác nhau.
- Mỗi người hiến tiểu cầu sẽ được sử dụng một bộ gạn tách riêng. Toàn bộ quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể là vòng tuần hoàn khép kín trong bộ lọc riêng nên rất an toàn. Máu của người hiến sẽ được đưa trực tiếp vào trong hệ thống máy gạn tách. Máy này có nhiệm vụ tách tiểu cầu ra đưa vào túi trữ, các thành phần máu còn lại sẽ được chuyển trả lại cơ thể. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi máy tách đủ lượng tiểu cầu theo yêu cầu. Vì thế, thời gian hiến sẽ lâu hơn.
-
-
Về thời gian hiến:
-
- Hiến máu toàn phần: Trung bình chỉ mất khoảng 5 phút để máu từ cơ thể tới túi đựng máu.
- Hiến tiểu cầu: Thời gian thường diễn ra 60 – 100 phút.
-
Khoảng thời gian giữa các lần hiến:
-
- Sau khi hiến máu, bạn cần tối thiểu 12 tuần để có thể tiếp tục hiến máu hoặc tiểu cầu.
- Sau khi hiến tiểu cầu, bạn chỉ cần 3 tuần để được hiến máu hoặc tiểu cầu lần tiếp theo.
ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN TIỂU CẦU: Khoa Tiếp nhận máu và các thành phần máu, Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Tiểu cầu có hạn sử dụng rất ngắn (3 – 5 ngày), nên Viện tiếp nhận tiểu cầu theo nhu cầu sử dụng của người bệnh. Trước khi đến, các bạn vui lòng liên hệ số ĐT (024) 37821898 để biết chắc chắn về nhu cầu tiểu cầu.
Bài viết liên quan
Tiêu chuẩn hiến máu
11 Tháng Một, 2020Để có thể hiến máu cần các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố của người hiến máu. Người hiến máu không bị nhiễm hoặc…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
22 Tháng Một, 2021“Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?” Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm trước khi đi khám, xét nghiệm để tránh bị động về tài chính. Tuy…
Xét nghiệm tầm soát ung thư giá bao nhiêu?
05 Tháng Mười Một, 2021Bệnh ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người. Trên thế giới, số lượng bệnh nhân mới và tử vong do bệnh ung thư đều có…
Các bước gửi tế bào gốc máu dây rốn
23 Tháng Ba, 2021Máu dây rốn (máu cuống rốn) chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào…