Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Gần 20% trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Trong đó, tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước là 19,6%, tỷ lệ này vẫn cao nhất ở miền núi phía Bắc (23,4%) và Tây Nguyên (26,3%).

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 ngày 15/4/2021 vừa qua.

Theo báo cáo, trong 25 năm qua (1995 – 2020), tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt đã giảm đáng kể, ở cả 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Tỷ lệ thiếu máu tại Việt Nam đã giảm đáng kể, ở cả 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần. Năm 2019, Tổng điều tra Dinh dưỡng được tiến hành ngay sau cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ 5 (tháng 4/2019). Cuộc Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) triển khai phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và được sự hỗ trợ của nhiều Tổ chức quốc tế như Quỹ nhi đồng liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO, WHO, WB, IGN, CDC (Hoa kỳ), Institute of Reseach Development (Pháp), FHI 360/ FHI Solutions (Intake, Alive & Thrive), Dự án INDDEX – Đại học Tufts (Hoa Kỳ).

Tổng điều tra Dinh dưỡng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia với sự tham gia của 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố, đại diện cho 6 vùng sinh thái; thực hiện thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phẩn ăn cá thể, cũng như thông tin về an ninh lương thực và kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm.

GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trình bày về kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 (ảnh: Vietnamnet).

Kết quả của Tổng Điều tra cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu đã có sự cải thiện rõ rệt, giảm ở mức nhẹ về sức khỏe cộng đồng (riêng phụ nữ có thai tỷ lệ thiếu máu ở mức trung bình). Nhưng tình trạng thiếu kẽm vẫn còn cao, nhất là ở đối tượng có nguy cơ cao (trẻ em; bà mẹ…).

Cụ thể, tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước giảm xuống ở mức ý nghĩa cộng đồng nhẹ (19,6%), tỷ lệ này vẫn cao nhất ở miền núi phía Bắc (23,4%) và Tây Nguyên (26,3%).

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi 5-9 tuổi là 9,2%; ở trẻ em trong độ tuổi 10-14 tuổi là 8,4%, đều ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nhẹ theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.

Xem thêm: Cho trẻ ăn những thứ này, cha mẹ khỏi lo con thiếu máu thiếu sắt

Tỷ lệ thiếu kẽm trên toàn quốc ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống mức 58%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với trẻ em 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc (67,7%) và Tây Nguyên (66,6%) và còn cao hơn ở đối tượng phụ nữ có thai ở miền núi phía Bắc (81,9%) và Tây Nguyên (63,9%). Đặc biệt ở khu vực thành phố 5 năm qua (2015 – 2020), tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (49,6%) và hầu như không cải thiện.

Tỷ lệ thiếu kẽm ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức ý nghĩa cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính thiếu máu ảnh hưởng đến nửa tỉ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 42% trẻ em dưới 5 tuổi và gần 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Năm 2011, 29% (496 triệu) phụ nữ không mang thai và 38% (32,4 triệu) phụ nữ mang thai từ 15–49 tuổi bị thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất là ở Nam Á, Trung và Tây Phi.

Xem thêm: Báo động tình trạng phụ nữ mang thai thiếu máu

Thanh Hằng (tổng hợp)

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan