Các phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu
Ghép tế bào gốc tạo máu có thể ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh máu, bao gồm cả bệnh máu ác tính và lành tính. Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu gồm có:
- Ghép tế bào gốc đồng loài: Là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu từ người thân cùng huyết thống hoặc người không cùng huyết thống truyền cho người bệnh.
- Ghép tế bào gốc tự thân: Là việc sử dụng tế bào gốc tạo máu của chính người bệnh (được thu gom và lưu trữ), sau đó được truyền trả lại cho người bệnh.
Các phương pháp ghép tế bào gốc đồng loài
Ghép tế bào gốc cùng huyết thống (anh/chị/ em ruột) phù hợp HLA hoàn toàn
Phương pháp ghép TBG này vẫn là một sự lựa chọn đầu tiên nhằm giảm nguy cơ ghép chống chủ (là biểu hiện do tế bào của người cho phản ứng với bệnh nhân) và là nguồn luôn sẵn sàng tự nguyện cho thêm TBG nếu cần.
Phương pháp này có nhược điểm là cơ hội có người cho TBG phù hợp có hạn, với lý do: Theo quy luật di truyền và kích cỡ gia đình thường có 2 con, thì chỉ có khoảng 30% người bệnh sẽ có người hiến là anh, chị, em ruột phù hợp hoàn toàn HLA. Hiện nay, chỉ định ghép TBG mở rộng cho người bệnh lớn tuổi, nếu người hiến TBG là anh/chị/em ruột cũng lớn tuổi thì tình trạng sức khỏe của người cho cũng là một trở ngại cho việc ghép.
Ghép tế bào gốc không cùng huyết thống (người ngoài gia đình) phù hợp HLA:
Phương pháp ghép này đang ngày càng phát triển do nhu cầu người bệnh ghép cao nhưng không có người cho cùng huyết thống, hoặc có người cùng huyết thống nhưng không phù hợp HLA hoặc có tuổi hay tình trạng sức khoẻ không cho phép lấy tế bào gốc.
Hiện nay, với kỹ thuật định typ HLA ngày càng hiện đại nên không có nhiều sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng giữa ghép cùng huyết thống và không cùng huyết thống phù hợp HLA ở cả người bệnh nhi và người bệnh lớn tuổi.
Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp (Haplotype):
Phần lớn người bệnh có người thân hợp một nửa HLA là nguồn TBG tiềm năng, được sử dụng trong những tình huống mà nguồn người hiến không cùng huyết thống phù hợp HLA không có hoặc máu dây rốn không có sẵn.
Như vậy, ghép Haplo cũng ngày càng phát triển và được xem là một hướng có tiềm năng cho người bệnh cần ghép đồng loài khi không có người hiến là anh, chị, em ruột phù hợp HLA hoặc người bệnh cần được cân nhắc về yếu tố miễn dịch và tài chính. Hơn nữa, với ưu điểm là sự sẵn sàng có ngay người hiến cho hầu hết người bệnh và ứng dụng được liệu pháp điều trị miễn dịch tế bào nguồn gốc từ người hiến sau ghép. Do đó, ghép haplo ngày càng được các trung tâm ghép trên thế giới áp dụng rộng rãi.
Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân
Ghép tế bào gốc TBG tạo máu tự thân là hình thức ghép trong đó khối TBG tạo máu của người bệnh được thu gom và lưu trữ, sau đó được truyền trả lại cho người bệnh khi đã kết thúc điều kiện hóa nhằm phục hồi mô tạo máu.
Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu
Ghép tự thân:
- Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào…
Ghép đồng loài:
- Bệnh ác tính: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;
- Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan…
KHOA GHÉP TẾ BÀO GỐCĐịa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà H, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Điện thoại: 024 3782 1895, số máy lẻ 645 ĐỊA CHỈ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN: Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Điện thoại: (024) 37824267, 0963892551 Email: nihbtscc@gmail.com |
Khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW
Bài viết liên quan
Cháu bé trong gia đình có 3 người bị ung thư máu bước đầu ghép tế bào gốc thành công
10 Tháng Ba, 2020Gia đình cậu bé Trường có 4 người thì 3 bố con bị ung thư máu, một bé đã qua đời. Trường là người duy nhất trong gia đình có…
Người mẹ ung thư máu giành lại sự sống nhờ ghép tế bào gốc
17 Tháng Tám, 2020Từng tuyệt vọng vì bệnh ung thư máu, nhưng với nghị lực và niềm khát khao sống mạnh mẽ, chị Đào Thị Thanh Thanh đã vượt qua ranh giới mong…
Cô gái ung thư hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc muốn là “nhân chứng của niềm hy vọng”
30 Tháng Ba, 2020“Chẳng may mắc ung thư, bạn hãy lạc quan vì vẫn có thể trở về cuộc sống bình thường. Thậm chí, nó còn là bước ngoặt giúp ta nhận ra…
Hiểu biết thú vị về tế bào gốc máu dây rốn
26 Tháng Năm, 2020Tế bào gốc nói chung và tế bào gốc máu dây rốn nói riêng có nhiều ứng dụng đã được nghiên cứu, ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý khác…
Hướng dẫn lưu giữ máu dây rốn dịch vụ
30 Tháng Năm, 2020Máu dây rốn chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc phôi thai,…