Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Người bệnh tiểu đường nên ăn uống và tập luyện như thế nào?

Bệnh tiểu đường thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim mạch, đột quỵ, suy thận…

Người bệnh máu nếu mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh máu nói chung. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường và xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi chỉ số đường máu.

Chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường

  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát đường huyết.

tiểu đường

Nên chọn nhóm thực phẩm ở ô màu xanh: Nhóm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: các loại rau xanh, bánh mỳ không trộn phụ gia, gạo lứt, táo, các loại cá (bỏ da), thịt,…..

Hạn chế các thực phẩm ở ô màu vàng: Nhóm có chỉ số đường huyết trung bình bao gồm bánh mỳ trắng, bánh ngọt, khoai tây, các loại rau quả đóng hộp, nước uống, nước khoáng có đường……….

Cần tránh các thực phẩm ở ô màu đỏ: Nhóm có chỉ số đường huyết cao bao gồm các loại đường ngọt, mật ong, nước mía, các loại quả sấy khô, ngâm đường, các loại thức uống có cồn.

  • Ăn đều đặn và chia làm nhiều bữa để tránh làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn nhưng cũng đảm bảo tránh hạ đường huyết lúc xa bữa ăn nhất là với những người điều trị bằng insulin.

      Ăn ít nhất 3 bữa/ngày, những người hay bị hạ đường huyết giữa các bữa ăn chính cần ăn thêm bữa phụ xen kẽ.

Người bệnh tiểu đường nên tập luyện như thế nào?

Người bệnh nên tập thể dục khi huyết áp bình thường và đều đặn vào buổi sáng, nên kết hợp đi bộ vào buổi sáng và buổi tối (sau bữa ăn từ 2,5-3 tiếng).

Khi đi bộ cần chú ý:

  • Trước và sau khi đi nên ngồi duỗi chân độ 2-3 phút;
  • Nên đi giày thấp và khớp với chân;
  • Đi chậm 2-3 phút đầu coi như thời gian khởi động.

Khi bước, đặt gót chân xuống trước rồi mới uốn cong các ngón chân khi bước đi. Khi đi giữ tư thế người cho thẳng, đầu hơi ngẩng, vai đung đưa theo chiều cánh tay. Mỗi lần đi bộ tối thiểu 20 phút và ngoài ra, cần thêm 3h/ngày bằng bất kỳ hoạt động gì liên quan tới đứng hơn là ngồi.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM – KIỂM TRA SỨC KHỎE

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Thời gian:
    • Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);
    • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 7: 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00.

Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế

Viện Huyết học – Truyền máu TW

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan