Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tại sao phải tầm soát ung thư, ý nghĩa của xét nghiệm marker ung thư?

Hiện nay trên thế giới, tỉ lệ tử vong do ung thư khá cao, đứng hàng thứ 2 sau tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Vì vậy, việc sàng lọc để phát hiện, tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm là rất cần thiết và hết sức quan trọng.

Tại sao phải tầm soát ung thư?

Ung thư là một bệnh trong đó có sự tăng sinh một cách lộn xộn của một dòng tế bào bất thường với một tốc độ cao. Từ đó dẫn đến hậu quả là xâm lấn các mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di căn đến nơi xa. Ung thư không được chẩn đoán sớm sẽ gây ra tỉ lệ tử vong cao, tất cả các phương pháp điều trị hiện nay (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…) nếu thực hiện ở giai đoạn muộn đều có những hạn chế ở mức độ rất đáng kể. Vì vậy, việc sàng lọc để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm là rất cần thiết và hết sức quan trọng.

tầm soát ung thư

 

Hình ảnh phân chia khác nhau của tế bào bình thường và tế bào ung thư

Chất chỉ điểm ung thư (marker ung thư) là gì?

Chất chỉ điểm ung thư (tumor markers) là những chất được sản xuất bởi các tế bào ung thư hoặc bởi cơ thể khi đáp ứng với sự có mặt của ung thư. Chúng có các đặc điểm sau:

  • Không chỉ đặc hiệu cho 1 loại khối u mà 1 chỉ điểm ung thư có thể tăng trong một số ung thư khác nhau (ví dụ: CEA không chỉ tăng tăng trong ung thư đại trực tràng; CEA còn tăng trong cả ung thư vú, ung thư phổi …).
  • Không chỉ tăng trong ung thư mà còn tăng trong một số trường hợp bình thường hoặc có bệnh lý lành tính (ví dụ: AFP không chỉ tăng trong ung thư gan nguyên phát mà AFP còn tăng trong: Viêm gan, phụ nữ có thai…). Trong số ít trường hợp, chỉ dấu ung thư không tăng ngay cả khi ung thư
  • Chất chỉ điểm ung thư có vai trò: sàng lọc để phát hiện ung thư giai đoạn sớm, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi sau điều trị ung thư để phát hiện tái phát.

Hầu hết các ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện hoặc nhờ vào quá trình sàng lọc thông qua các xét nghiệm về chỉ dấu ung thư. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định vẫn phải nhờ vào sinh thiết khối u.

Lời khuyên của bác sĩ khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư

  • Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm sàng lọc ung thư.
  • Những người cần làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư khi có các dấu hiệu toàn thân như: sút cân, chán ăn, suy kiệt, thiếu máu, phù nề, chảy máu, đau hoặc viêm loét kéo dài… Mỗi triệu chứng trên đều có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, có thể có các dấu hiệu khác như: thấy khối u bất thường, hạch to, ho nhiều hoặc ho ra máu, đau xương kéo dài…
  • Khi phân tích kết quả xét nghiệm phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng, tổng hợp các xét nghiệm khác, bởi sự thay đổi về giá trị của các chất chỉ điểm ung thư không chỉ liên quan đến tình trạng bệnh lý ác tính mà nó còn thay đổi ngay cả trong các bệnh lý lành tính và sinh lý bình thường.
  • Thời gian trả kết quả: trong vòng 2 tiếng kể từ khi nhận bệnh phẩm.

Một số tumor marker thường sử dụng để tầm soát ung thư

STT Tumor marker Tăng có liên quan đến ung thư (K) Tăng không liên quan đến ung thư Trị số bình thường (huyết thanh/ huyết tương)
1 AFP (Alpha- Fetoprotein) K gan nguyên phát, K tinh hoàn Phụ nữ có thai, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm độc, bệnh viêm ruột <7ng/mL
2 CA 15-3 (Cacbohydrate Antigen 15-3) K vú, phổi, nội mạc tử cung, dạ dày ruột Viêm gan, xơ gan, Lupus, lao, các tổn thương ở vú < 35 U/mL
3 CA 19-9 ((Cacbohydrate Antigen 19-9) K tụy, đường mật, đại trực tràng, dạ dày Viêm tụy, viêm loét đại trực tràng, viêm ruột, viêm tắc đường mật < 30U/mL
4
CA 125 (Cacbohydrate Antigen125)
K buồng trứng, vú, đại tràng, tử cung, phổi, tụy Có thai, đang kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng khung chậu, viêm tụy, xơ hóa tụy < 35 U/mL
5 CA 72-4 (Cacbohydrate Antigen K dạ dày,  buồng trứng, đại trực tràng < 7 U/mL
6 CEA  (Carcino- Embryonic- Antigen K đại tràng, thực quản, vú, tử cung, tụy, dạ dày, K phổi tế bào không nhỏ, K giáp… Hút thuốc lá, viêm tụy, viêm loét dạ dày ruột, viêm gan xơ gan, COPD, tắc mật, viêm loét đại tràng Không hút thuốc: <2,5ng/mL

Hút thuốc: <5ng/mL

 

7
Cyfra 21-1 (Cytokeratin 19 fragments)
 K phổi, K bàng quang < 6 ng/mL
8 tPSA (total prostate specific antigen)

fPSA (free prostate specific antigen)

K tiền liệt tuyến Phì đại tiền liệt tuyến, viêm hoặc chấn thương hoặc sau thăm khám tiền liệt tuyến -tPSA: <4ng/mL

fPSA: <4ng/mL

Tỉ lệ fPSA/tPSA: 0.19 – 0.35

Tỉ lệ này giảm nhiều trong K tiền liệt tuyến

9 NSE (neuro specific enolase) K phổi tế  bào nhỏ; u nguyên bào thần kinh; u nội tiết tụy tạng, u hắc sắc tố < 17ng/mL
10 SCC (Squamous cell carcinoma antigen) K biểu mô tế bào vẩy, cổ tử cung, k phổi tế bào không nhỏ, vòm họng, da < 2ng/mL

Mời các bạn tìm hiểu chi phí một số xét nghiệm tầm soát ung thư tại đây: Các xét nghiệm cho tuổi trung niên

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).
  2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

BSCKII. Vũ Thị Hương

Trưởng khoa Hóa sinh, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan