Tư vấn trực tuyến: Những tiến bộ trong điều trị đa u tủy xương
Bệnh đa u tủy xương hay còn gọi là bệnh Kahler là một trong những bệnh máu ác tính có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, tại Khoa Bệnh máu tổng hợp, Viện Huyết học – Truyền máu TW thường xuyên quản lý và theo dõi từ 500 – 700 người bệnh và mỗi năm có thêm khoảng 200 bệnh nhân mới.
Nhiều người bệnh bị đau xương, thậm chí là gãy xương và đã đi khám rất nhiều nơi, chủ yếu là khám chuyên khoa cơ xương khớp, điều trị bằng thuốc nam, xoa bóp, bấm huyệt… nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Nhiều người bệnh đã diễn biến nặng nề hoặc để lại di chứng do không phát hiện ra bệnh hoặc chẩn đoán nhầm bệnh khác. Sau đó, người bệnh được giới thiệu đến khám tại Viện Huyết học – Truyền máu TW và hết sức bất ngờ khi biết mình bị bệnh đa u tủy xương – một bệnh lý huyết học.
Nhằm hỗ trợ và chia sẻ các thông tin cần lưu ý trong điều trị, chăm sóc người bệnh, Viện Huyết học – Truyền máu TW tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề Những tiến bộ trong điều trị đa u tủy xương.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên Fanpage của Viện Huyết học – Truyền máu TW (www.facebook.com/vienhuyethoc) vào 10h00, ngày 10/11/2021. Chuyên gia tư vấn trực tuyến là TS.BS. Vũ Đức Bình, Trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nơi mà rất nhiều bệnh nhân đa u tủy xương đang điều trị và gửi gắm niềm tin.
Nội dung chính của chương trình tư vấn trực tuyến “Những tiến bộ trong điều trị đa u tủy xương”:
- Bệnh có những biểu hiện như thế nào?
- Các phương pháp điều trị và tiên lượng điều trị bệnh tại Việt Nam.
- Một số thông tin về ghép tế bào gốc với người bệnh.
- Lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện dành cho người bệnh?
- Người bệnh nên tiêm vắc xin Covid-19 khi nào?
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của người bệnh và người nhà người bệnh về việc chẩn đoán, điều trị đa u tủy xương.
Xin trân trọng kính mời quý vị khán giả theo dõi chương trình tư vấn và đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia trên Fanpage của Viện.
Tin: Trương Hằng, thiết kế: Trần Chiến
Bài viết liên quan
Tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán các bệnh máu bằng kỹ thuật Di truyền – Sinh học phân tử
02 Tháng Mười Một, 2021Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bệnh viện và kết quả khảo sát thực trạng hoạt động Huyết học – Truyền máu tại các cơ sở, Viện…
CLB Ghép tế bào gốc – Dự án giúp nâng đỡ tinh thần bệnh nhân mắc các bệnh về máu
04 Tháng Mười Một, 2021CLB Ghép tế bào gốc được thành lập tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương với sự tham gia của gần 200 bệnh nhân mắc các bệnh về…
Ghép tế bào gốc tạo máu có thể điều trị những bệnh lý nào?
24 Tháng Ba, 2021Viện Huyết học – Truyền máu TW là một trong các cơ sở uy tín hàng đầu trên toàn quốc về tế bào gốc với các mảng hoạt động chính:…
Chi phí ghép tế bào gốc
30 Tháng Ba, 2021Ghép tế bào gốc tạo máu/ghép tủy có thể coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị tối ưu giúp nhiều bệnh nhân mắc…
Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn
08 Tháng Ba, 2021Tế bào gốc nói chung và tế bào gốc máu dây rốn nói riêng đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Tế bào gốc có thể điều trị nhiều…