Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Giới thiệu Khoa Xét nghiệm Sàng lọc máu

I. Giới thiệu chung

  1. Địa chỉ: Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu, Tầng 4, nhà T, Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
  2. Điện thoại: (024) 3286 8036
  3. Email: khoasangloc@gmail.com
  4. Lãnh đạo Khoa:
  • Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Thị Thanh Dung
  • Phó trưởng khoa: ThS. Trần Vân Chi
  • Kỹ thuật viên trưởng: ThS. Trần Thúy Lan
  1. Số cán bộ, nhân viên: 29 (bao gồm 3 thạc sỹ sinh học, 25 điều dưỡng – kỹ thuật viên và 1 hộ lý)

II. Lịch sử hình thành và phát triển

  • Trước năm 2004: là một bộ phận thuộc phòng Miễn dịch.
  • Năm 2004: khoa được tách ra hoạt động độc lập.
  • Từ cuối năm 2004: khoa chính thức mang tên Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu. Trưởng khoa là PGS.TS. Bạch Khánh Hòa (giai đoạn 2004 – 2011).
  • Từ 2011 đến năm 2013: Khoa có những sự phát triển đổi mới mạnh mẽ về mặt kỹ thuật xét nghiệm, từ ELISA sang kỹ thuật hóa phát quang, điện hóa phát quang do BSCKII. Phạm Tuấn Dương phụ trách.
  • Từ năm 2013 đến nay: khoa có 29 cán bộ, nhân viên; trưởng khoa là ThS. Nguyễn Thị Thanh Dung.

II. Chức năng, nhiệm vụ

  • Xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân lây truyền qua đường máu (bao gồm: HBV, HCV, HIV, giang mai, nhóm máu ABO/ Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường) của tất cả các mẫu máu lấy cùng đơn vị máu tiếp nhận.
  • Xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân lây truyền qua đường máu của một số mẫu máu lấy cùng đơn vị máu theo chỉ định cụ thể.
  • Xét nghiệm sàng lọc NAT (HBV, HCV, HIV), sàng lọc kháng thể bất thường cho các đơn vị ngoại viện (bệnh viện, Trung tâm truyền máu theo hợp đồng đã ký).
  • Xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho bệnh nhân và người hiến máu.
  • Xét nghiệm tư vấn cho người hiến máu có kết quả xét nghiệm bất thường.
  • Phòng xét nghiệm tham chiếu về một số xét nghiệm sàng lọc tác nhân lây truyền qua đường máu.
  • Điều chế mẫu nội kiểm cho xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường máu.
  • Tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành và nghiên cứu khoa học.
  • Đảm bảo an toàn cho nhân viên và môi trường xung quanh. Phòng chống cháy, nổ, ngộ độc, lây truyền bệnh.
  • Quản lý trang thiết bị, vật tư theo đúng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản thiết bị, vật tư y tế.
  • Tham gia đầy đủ các công việc chung của Viện như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên khi có yêu cầu.

IV. Một số thành tích nổi bật

  • Huân chương lao động hạng Ba (2017)
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2012)
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (2008, 2009)
  • Bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2010, 2013, 2014)
  • Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam (2012)
  • Bằng khen của Ban chỉ đạo vận động hiến máu Hà Nội (2011)
  • Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc (từ 2014 – 2018)

 

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan